Viêm mô tế bào có nguy hiểm không? Phương pháp chuẩn đoán & điều trị

  26/10/2022

  Lê Hoàn

Viêm mô tế bào là một bệnh lý thường gặp và khá nghiêm trọng. Viêm mô tế bào gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt và có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa sức khỏe, tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm kiến thức về viêm mô tế bào.

1/ Viêm mô tế bào là bệnh gì?

viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là một bệnh lý nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da. Bệnh viêm mô tế bào khá phổ biến và khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ, đau và nhanh chóng lan rộng ra các vùng da khác sau một khoảng thời gian ngắn. Viêm mô dưới da có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường gặp nhất ở vùng da ở các chi đặc biệt là chi dưới. Tổn thương do viêm mô dưới da cũng có thể lan rộng vào các hạch bạch huyết và đi vào máu.

Có nhiều loại viêm mô tế bào tùy thuộc vào vị trí viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh. Có các loại viêm mô tế bào theo vị trí như:

  • Viêm mô tế bào răng

  • Viêm mô tế bào tay, chân

  • Viêm mô tế bào quanh mắt.

  • Viêm mô tế bào mặt phát triển đến quanh mắt, mũi, hai má.

  • Viêm mô tế bào vú.

  • Viêm mô tế bào quanh hậu môn.

Người lớn thường có xu hướng mắc viêm mô tế bào ở các chí, trẻ em thường có xu hướng viêm ở cổ hoặc mặt.

2/ Các triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng thường gặp do viêm mô dưới da bao gồm:

  • Đau, ngứa, rát trên vùng da bị tổn thương

  • Có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, căng bóng ở vùng da bị viêm

  • Các vùng da màu đỏ có xu hướng lan rộng nhanh chóng

  • Có các đốm đỏ hoặc phồng rộp trên da, có thể tạo thành mủ và áp xe

  • Sốt

Các biểu hiện của viêm mô tế bào nặng, nguy hiểm:

  • Mệt mỏi, buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt, mê sảng

  • Đau mỏi cơ, da ấm nóng, vã mồ hôi

  • Ớn lạnh

  • Các biểu hiện của viêm mô tế bào đang lan rộng

  • Có các dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ chảy ra từ các vị trí viêm

  • Xuất hiện nhiều vết phồng rộp trên da

  • Hôn mê

3/ Viêm mô tế bào có nguy hiểm không?

mức độ nguy hiểm của bệnh lý

Viêm mô dưới da thường do sự xâm nhập của vi khuẩn, thường do tụ cầu vàng (streptococcus) và liên cầu (Staphylococcus),... Bình thường, các vi khuẩn này xuất hiện trên bề mặt da nhưng chưa có khả năng gây hại. Khi gặp điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, có các vết thương hở như vết đứt, nứt hay trầy xước trên da, chúng sẽ xâm nhập và tấn công vào các lớp da bên dưới gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng.

Viêm mô tế bào nhẹ có thể điều trị khỏi mà chưa gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi viêm mô tế bào lan rộng và thâm nhập sâu vào hạch bạch huyết và đi vào máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng hạch bạch huyết, viêm màng não, viêm hoại tử mô,... và có thể đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt, viêm mô tế bào thường nguy hiểm hơn ở trẻ em do tế bào trẻ em còn non yếu, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, cần phát hiện sớm, kịp thời bệnh viêm mô tế bào và điều trị đúng cách.

4/ Phương pháp chuẩn đoán & điều trị

4.1/ Chẩn đoán viêm mô tế bào

phương pháp chuẩn đoán

Viêm mô tế bào có thể được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu bệnh lý bằng cách khai thác triệu chứng bệnh, thăm khám lâm sàng và chẩn đoán chính xác hơn bằng các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Cấy máu hoặc các bệnh phẩm từ vết loét, vết nứt để xác định nguyên nhân gây bệnh, xác định đúng loại vi khuẩn để lựa chọn đúng kháng sinh

  • Chẩn đoán hồi cứu bằng cách định lượng kháng thể kháng liên cầu xuất hiện trong máu.

  • Định lượng bạch cầu trong máu tăng, máu lắng tăng, procalcitonin máu tăng.

4.2/ Điều trị

Tùy theo mức độ nặng mà bệnh viêm mô tế bào có thể được chỉ định điều trị ngoại trú tại nhà hoặc nhập viện để điều trị nội trú.

Điều trị ngoại trú tại nhà bao gồm các biện pháp:

  • Uống nhiều nước
  • Kê cao vùng bị tổn thương, viêm giúp giảm sưng, đau.
  • Hạn chế vận động ở chi bị tổn thương
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vùng bị tổn thương, viêm.
  • Dùng các thuốc kháng sinh điều trị theo đơn ngoại trú của bác sĩ.

Tuy nhiên, khi thấy triệu chứng viêm có các dấu hiệu trở nặng hoặc biến chứng, cần phải đến ngay các cơ sở y tế kháng và điều trị kịp thời bao gồm: Sốt cao, nôn mửa, tổn thương phát triển nhanh và lan rộng, triệu chứng viêm ngày càng nghiêm trọng.

Các biện pháp điều trị nội khoa:

Điều trị tích cực bằng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, đối với trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng các loại kháng sinh đường uống. Các trường hợp nặng hơn nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp, viêm gân cơ cần phải nhập viện điều trị bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch.

  • Các kháng sinh được lựa chọn trong điều trị viêm mô tế bào: Penicillin G, Amoxicillin/Clavulanate, Ceftriaxon, Roxithromycin,...

  • Trường hợp viêm gây tắc tĩnh mạch cần sử dụng thêm thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ.

Một số trường hợp viêm mô tế bào nặng, thuốc kháng sinh không có hiệu quả cần sử dụng các can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật loại bỏ mô hoại tử.

4.3/ Phòng ngừa viêm mô tế bào và biến chứng

cách phòng ngừa

Phòng bệnh luôn đóng vai trò rất quan trọng giúp hạn chế viêm mô tế bào. Có thể phòng bệnh bằng cách chăm sóc cơ thể để giảm tối đa các nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt đối với các vết thương hở cần vệ sinh cẩn thận, sát trùng ngay khi phát hiện.
  • Chăm sóc vết thương hở: Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước sạch, nước muối sinh lý; sử dụng các loại thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh lành vết thương. Với các vết thương nghiêm trọng, vết mổ, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập bằng cách băng lại, vệ sinh, thay băng hàng ngày.
  • Phát hiện nhiễm trùng trên các vết thương hở, vết trầy xước, cần đi khám đề được chẩn đoán kịp thời.
  • Bệnh nhân và gia đình cũng cần có các kiến thức về nhiễm trùng da để có thái độ điều trị và chăm sóc đúng cách, hạn chế biến chứng
  • ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng.
  • Môi trường sinh hoạt, làm việc, ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng.

Viêm mô tế bào là một bệnh lý khá nghiêm trọng và phổ biến, vì vậy bạn cần có kiến thức về bệnh để biết cách phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Liên hệ Hotline 18006574 hoặc truy cập website duocsanfo.vn để biết thêm thông tin chi tiết!

04 234 88666