Viêm mí mắt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

  08/12/2022

  Nguyễn Thùy Trang

Viêm mi mắt hay còn được gọi là viêm bờ mi, là tình trạng bệnh khá phổ biến trong các vấn đề về mắt. Viêm mi mắt gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và thường tái đi tái lại nhiều lần. Vậy nguyên nhân gây ra viêm bờ mi là gì? Làm sao để phòng ngừa bệnh? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

1/ Nguyên nhân gây viêm mí mắt

Viêm mí mắt là tình trạng lớp biểu bì bờ tự do của mi mắt bị viêm. Kèm theo đó là cảm giác ngứa, sưng đỏ mi, thấy gợn trong mắt, chảy nước mắt,...

nguyên do viêm mí mắt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm mi mắt như:

  • Viêm bờ mi sau do:

    • Biểu mô tuyến bã nhờn meibomian tăng sừng hóa khiến vi khuẩn phát triển mạnh.

    • Bệnh nhân bị viêm da mãn tính như: Viêm da tiết bã, trứng cá đỏ,...

    • Nhiễm khuẩn mi mắt và kết mạc do tụ cầu Corynebacteriom, Cutibacterium acnes,...

  • Viêm bờ mi trước (ít phổ biến hơn viêm bờ mi sau) do:

    • Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus,  tụ cầu âm tính với coaguse,...

    • Viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, vảy nến gây gàu, vảy nhờn quanh mí mắt.

    • Do bọ ve Demodex folliculoum, Demodex brevis kí sinh

    • Kích ứng mỹ phẩm hoặc hóa chất.

2/ Phương pháp chẩn đoán & điều trị

Khi bạn nghi ngờ bản thân bị viêm mi mắt, hãy đến cơ sở y tế để được y bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2.1. Chẩn đoán

Viêm mi mắt thường có các dấu hiệu đặc trưng. Vì vậy, bác sĩ dựa vào các triệu chứng bệnh để xác định bệnh nhân có mắc viêm mi mắt hay không.

phương pháp chuẩn đoán

Các dấu hiệu của mắt đang bị viêm bờ mi như:

  • Bờ mi viêm đỏ, ngứa, có vảy

  • Lông mi rụng nhiều

  • Cảm giác như có bụi gợn trong mắt

  • Chớp mắt, chảy nước mắt liên tục.

  • Lên chắp lẹo ở bờ mi

  • Viêm loét bờ mi nếu bệnh trở nặng.

Kết hợp với chẩn đoán triệu chứng, nhân viên y tế có thể thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn tại lông mi. Hoặc soi lông mi dưới kính hiển vi tìm bọ ve,... để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

2.2. Điều trị

Điều trị viêm mí mắt bằng các phương pháp sau:

  • Chườm ấm: Dùng khăn, gạc ấm hoặc lấy trứng gà luộc nóng còn nguyên vỏ chườm lên mi mắt. Nó giúp thúc đẩy đào thải cặn bã qua lỗ tuyến ở bờ mi, giúp bệnh khỏi nhanh.

  • Vệ sinh mắt: Rửa mắt bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ gàu, mảng bám bẩn bờ mi, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

  • Dùng thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh tra mắt. Dùng thêm nước mắt nhân tạo, giúp mắt không bị khô.

  • Đeo kính bảo hộ mắt khỏi tác động của bụi bẩn, ánh sáng,...

3/ Cách phòng ngừa bệnh

Viêm mi mắt là bệnh mạn tính, dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu người bệnh không biết cách phòng tránh. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

cách phòng bệnh

  • Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, rửa mắt với nước muối sinh lý hàng ngày.

  • Vệ sinh tay bằng dung dịch xà phòng, cắt gọn móng tay, không đưa tay bẩn lên dụi mắt.

  • Tẩy trang, vệ sinh mắt kỹ, sạch sau khi trang điểm giúp ngăn vừa vi khuẩn xâm nhập và phát triển,

  • Đeo kính bảo hộ khi đi đường hoặc đến nơi nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm.

Viêm mí mắt không phải bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nó gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Cần thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh về mắt, để đôi mắt được khỏe, trong sáng hơn.

04 234 88666