Viêm lợi: Biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

  23/11/2022

  Lê Hoàn

Viêm lợi là một bệnh lý răng miệng phổ biến gây ra các tình trạng lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, hơi thở kèm mùi hôi,... gây khó chịu người mắc bệnh. Vậy điều trị và phòng tránh viêm lợi bằng cách nào? Bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp.

1/ Biểu hiện của bệnh viêm lợi

viêm lợi

Lợi khỏe mạnh có màu hồng nhạt, không sưng đỏ, không chảy máu khi đánh răng, ăn uống hoặc dùng tay chạm nhẹ. Viêm lợi là một loại bệnh răng miệng phổ biến do viêm phần lợi xung quanh chân răng với các biểu hiện:

  • Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm phụ thuộc vào mức độ viêm, đỏ càng đậm tình trạng viêm càng nghiêm trọng.

  • Lợi sưng đỏ, phì đại hoặc có mủ khi viêm nặng.

  • Xuất hiện mảng bám răng, cao răng nhiều ở các vị trí lợi bị sưng.

  • Lợi dễ bị chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa, ăn uống hay dùng tay chạm vào.

  • Lợi mềm, tụt xuống khỏi chân răng, chân răng lỏng lẻo.

  • Hôi miệng

  • Đau khi nhai

  • Răng nhạy cảm

2/ Căn nguyên của bệnh

Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng viêm lợi thường do vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám gây viêm ở các mô xung quanh lợi. Các loại mảng bám gây viêm lợi bao gồm: 

  • Mảng bám hình thành trên răng: là một lớp màng dính không nhìn thấy được bằng mắt thường chủ yếu do vi khuẩn răng miệng tương tác với tinh bột và đường trong thực phẩm hình thành. Mảng bám này được hình thành hằng ngày khi bạn ăn các loại thực phẩm có tinh bột, đường.
  • Mảng bám lâu ngày tạo thành cao răng: do các mảng bám tích tụ lâu ngày cứng lại dưới đường viền lợi tạo thành lớp cao răng cứng và bám chặt, khó loại bỏ, đây là nơi tích tụ vi khuẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn gây kích ứng dọc theo đường viền lợi.

Viêm lợi không do mảng bám thường do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, các phản ứng dị ứng, chấn thương, rối loạn niêm mạc.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm lợi:

nguyên nhân của bệnh

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia

  • Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như thiếu vitamin C

  • Bệnh tiểu đường

  • Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, steroid, thuốc chống co giật, thuốc chặn canxi, hóa trị liệu.

  • Hàm răng khấp khểnh, sai khớp cắn.

  • Không phù hợp với các thiết bị nha khoa.

  • Trám răng bị vỡ

  • Quá trình thai kỳ

  • Yếu tố di truyền

  • Suy giảm miễn dịch

3/ Bệnh viêm lợi có nguy hiểm không?

Viêm lợi nhẹ chỉ gây khó chịu cho người bệnh nhưng không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu viêm lợi không được điều trị kịp thời có thể ăn sâu xuống các mô và xương bên dưới dẫn đến viêm nha nhu, nghiêm trọng hơn có thể mất răng. 

Tình trạng viêm lợi mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh như bệnh đường hô hấp, tiểu đường, đột quỵ, viêm khớp dạng thấp.

Một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây viêm nha nhu có thể xâm nhập vào hệ thống mạch máu qua các mô nướu.

Ngoài ra, còn có biến chứng nghiêm trọng do viêm lợi chính là viêm lợi loét hoại tử gây đau, nhiễm trùng, chảy máu nướu, loét.

4/ Cách chữa viêm lợi

4.1/ Chữa viêm lợi tại nhà

  • Súc miệng bằng nước muối giúp làm dịu đau nhức, sát khuẩn, giảm viêm nhiễm. Có thể súc miệng bằng nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý 0.9% 2 lần mỗi ngày giúp cải thiện viêm lợi và làm sạch răng miệng.
  • Súc miệng bằng tinh dầu sả giúp cải thiện viêm lợi và hơi thở có mùi. Pha loãng 2 - 3 giọt tinh dầu sả trong 225ml và súc miệng trong khoảng 30 giây, mỗi ngày 2 - 3 lần.
  • Mật ong chứa các chất kháng khuẩn giúp ức chế và tiêu diệt các loại khuẩn gây sưng, viêm, giảm loét. Thực hiện bằng cách bôi trực tiếp một lượng mật ong vừa đủ lên vị trí nước bị đau, viêm, sưng sau khi vệ sinh răng miệng, 1 - 2 lần mỗi ngày.

4.2/ Điều trị nha khoa

dùng phương pháp nha khoa

Viêm lợi nhẹ có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên không phải là phương pháp hữu hiệu để điều trị dứt điểm vì có thể tái phát lại. Vì vậy, khi bị viêm lợi, bạn có thể áp dụng các phương pháp tại nhà kết hợp với thăm khám và điều trị nha khoa để dứt điểm tình trạng viêm. Các phương pháp điều trị nha khoa bao gồm:

  • Làm sạch răng để loại bỏ mảng bám và cao răng, ngăn ngừa kích ứng lợi bao gồm cạo vôi răng; bào gốc để làm mịn bề mặt gồ ghề, thô ráp, loại bỏ mảng bám và cao răng ở chân răng; tia laze loại bỏ cao răng - phương pháp này ít đau và ít gây chảy máu hơn so với phương pháp cạo vôi răng.
  • Sử dụng thuốc sát khuẩn, các nhóm thuốc kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định.
  • Chỉ định phẫu thuật khi viêm nghiêm trọng bao gồm phẫu thuật vạt nâng nướu trong trường hợp bị tụt nướu; ghép xương và mô khi răng hàm bị tổn thương; Làm dài thân răng để định hình lại mô nướu và mô xương răng trong trường hợp bị dư thừa mô nướu.

5/ Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi

ngừa bệnh

Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng giúp làm sạch các mảng thức ăn bám trong các kẽ răng. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, dùng gạc quấn ngón trỏ để chà răng, nướu cho trẻ. Súc miệng bằng nước muối ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Thăm khám nha khoa thường xuyên từ 6 - 12 tháng một lần giúp kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện kịp thời các vấn đề về răng miệng.

Chăm sóc sức khỏe: Ăn uống khoa học, lành mạnh, kiểm soát tốt lượng đường trong máu nếu bị tiểu đường cũng giúp duy trì tốt sức khỏe răng miệng.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có đầy đủ kiến thức về viêm lợi và cách bảo vệ răng miệng để có một hàm răng chắc khỏe.

Liên hệ hotline 18006574 hoặc truy cập website duocsanfo.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích!

04 234 88666